Quy trình làm ván ép coppha hiện đại, công suất cao giúp tiết kiệm tối đa nguồn nhân công. Cùng Quốc Duy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!
Giới thiệu quy trình làm ván ép coppha
Ván coppha là loại vật liệu được cấu tạo từ những tấm veneer mỏng ép lại với nhau, độ bền cao giá thành rẻ nhẹ dễ dàng vận chuyển. Qúa trình làm ra ván cũng không quá phức tạp nhưng cần tỉ mỉ và đảm bảo chất lượng
Cấu tạo của ván ép công nghiệp cốp pha
Ván coppha được cấu tạo từ :
Phần lỗi ván : từ thân cây gỗ trồng rừng, gỗ cao su, gỗ keo tràm, gỗ bạch dương, gỗ thông, gỗ bạch đàn làng tấm veneer mỏng
Phần keo phủ ván : keo được sử dụng chủ yếu là keo Phenolic, Melamine. Những loại keo này không chỉ giúp các lớp ván được liên kết với nhau mà còn giúp ván có thể kháng nước, chổng ẩm tốt và chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.
Mặt ván thường dùng gỗ Bạch đàn do tỷ trọng gỗ tương đối nặng, veneer có chất lượng tốt.
Màn phim là màng nhựa cán keo phenolic ngăn thấm nước với bề mặt phẳng giúp giảm trầy xước và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Quy trình máy sản xuất ván ép coppha
1.MÁY CẮT KHÚC GỖ THEO KÍCH THƯỚC
Cây gỗ sau khi thu hoạch sẽ có độ dài ngắn khác nhau, để tiết kiệm thời gian và giảm bớt công đoạn thì chúng ta cần đồng bộ kích thước các khúc gỗ trước lạng ra từng tấm.
>>> Tham khảo : Quy trình cưa xẻ gỗ tròn nhiều lưỡi tự động
2 MÁY BÓC VỎ CÂY
Gỗ sau khi xẻ thành những khúc có kích thước bằng nhau sẽ được đưa vào máy bóc vỏ loại bỏ phần vỏ gỗ để chuyển qua công đoạn tiếp theo.
Ưu điểm của máy bóc vỏ cây là dễ vận hành, làm việc tốc độ cao, làm sạch sản phẩm láng mịn sau khi tách.
3. MÁY LẠNG VENEER
Khúc gỗ sau khi được tách vỏ được đưa qua máy lạng veneer 4 feet hoặc 8 feet cho ra những tấm mỏng.
Bạn có thể tùy chỉnh độ dày tấm ván lạng ra dễ dàng, có thể kết hợp với hệ thống đưa phôi và ra vào tự động.
6.MÁY MAY VENEER
Nối các tấm veneer lại với nhau tạo thành tấm lớn
4.MÁY CẮT VENEER
Các tấm veneer sau khi lạng cần phải cắt lại kích thước và vuông vứt với nhau để cho vào hệ thống sấy gỗ.
5. HỆ THỐNG SẤY VENEER
Việc sấy các tấm veneer sẽ thuận tiện cho việc bảo quản cũng như gia tăng được độ chịu lực chịu nhiệt ở những môi trường khắc nghiệt khác nhau.
Trước đây nếu không có áp dụng hệ thống sấy thì các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp thủ công là phơi ngoài trời, chi phí sẽ giảm bớt nhưng thời gian lại chạm lại.
7.MÁY LĂN KEO
Lăn keo 2 mặt ván lạng để tạo độ bám dính chắc chắn cho ván ép.
Sử dụng loại keo chất lượng sẽ an toàn cho sức khỏe người sử dụng cũng như tiết kiệm được thời gian ép vi thời gian khô keo nhanh.
8.MÁY XẾP VÁN
Sau khi lăn keo các tấm ván lạng sẽ được xếp chồng lên nhau vuông góc và đặc biệt là xếp đồng hướng cùng chiều vân gỗ nhằm tăng độ chịu lực cho thành phẩm.
Xếp chồng các ván lạng lên nhau sẽ tạo thành những đường nét sống động, đẹp mắt giúp mang đến vẻ đẹp hiện đại.
9.MÁY ÉP NGUỘI
Keo sẽ được thấm thấu nhanh hơn và tăng độ cứng thì các lớp veneer này sẽ được đưa vào ép nguội sơ bộ
10.MÁY ÉP NÓNG
Sau khi ép nguội sản phẩm sẽ được đưa qua máy ép nóng để hoàn thiện quá trình ép ván.Có thể sử dụng máy ép 10 khe , 15 khe ….
11.MÁY CẮT 4 CẠNH
Đây là công đoạn hoàn thiện khổ ván cắt thẳng 4 cạnh để cho ra ván có kích thước theo quy định và tạo đường cắt thẳng mịn cho ván.
12.MÁY CHÀ NHÁM
Chà nhám hoàn thiện thẩm mỹ cho ván.Chà 2 mặt ván láng mịn, sau khi chà nhám tùy theo nhu cầu mà phủ lên ván lớp keo hoặc phủ phim để bảo quản ván lâu hơn.
Đơn vị cung cấp dây chuyền máy làm ván ép coppha, ván phủ phim uy tín
Như vậy chúng ta đi qua sơ bộ các công đoạn của quy trình làm ván ép coppha, đây chỉ là quy trình tổng quan để có được chuyền sản xuất phù hợp với sản lượng và chi phí bạn hãy liên hệ với Quốc Duy để được tư vấn chi tiết hơn.
- Email : info@quocduy.com.vn
- Hotline : 0903 600 113
- Website : www.quocduy.com – www.semac.com.vn
Quý khách cũng có thể đến trực tiếp xưởng sản xuất của chúng tôi tại địa chỉ: 401 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh để trực tiếp xem quy trình hoạt động của các dòng máy hiện đại nhất hiện nay.