Chuyền sản xuất ván ghép thanh công suất 1-3 mét khối ngày cần những gì?
Tình trạng khang hiếm nguồn nguyên liệu gỗ trong và ngoài nước hiện nay luôn là nỗi lo của các doanh nghiệp hiện nay, khi nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ cao nhưng nguồn cung thì vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Và nhu cầu sản xuất ván gỗ ghép thanh cũng đang được các doanh nghiêp quan tâm rất nhiều.Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có khả năng đầu tư – quy mô sản xuất khác nhau. Đầu tư như thế nào để hiệu quả? Phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp? Một dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh bao nhiêu năng suất một ngày? Vận hành dây chuyền ghép cần bao nhiêu nhân công?… Hàng loạt những băn khoăn- thắc mắc…
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có dự định đầu tư chuyền sản xuất gỗ ghép hãy đọc qua bài chia sẻ này để có thể đưa ra được quy trình sản xuất phù hợp với sản lượng hiện tại của quý doanh nghiệp.
Tổng quan sơ đồ quy trình sản xuất ván ghép thanh công suất 1-3 mét khối ngày
Từ quy trình trên của sơ đồ chúng ta sẽ chia làm 9 giai đoạn sản xuất ván gỗ ghép thanh để bạn có thể dễ dàng nắm bắt.
giai đoạn 1: chuẩn bị phôi liệu
Ván gỗ ghép thanh thường sử dụng các loại gỗ như cao su, thông, tràm, xoan, sồi, muồng, bạch đàn… sẽ được thu hoạch về tiến hành công đoạn xẻ sấy, cắt khúc theo nhiều quy cách khác nhau.
Chúng tôi cũng có bài viết chia sẻ về quy trình sơ chế phôi nguyên liệu bạn có thể tham khảo.
Xem thêm : Dây chuyền máy xẻ gỗ tròn |
giai đoạn 2: CẮT PHÔI - LOẠI BỎ KHUYẾT TẬT
Sau giao đoạn xẻ sấy, các phôi gỗ sẽ có kích thước không đồng đều, có phôi sẽ bị cong vênh và có mắt. Chúng ta cần phân loại phôi và cắt loại bỏ khuyết tật để sản phẩm sau khi ghép thanh hoàn thiện nhất.
Đối với nhà máy năng suất từ 1-3 mét khối ngày thì chúng ta sử dụng 02 máy cưa cắt ngang SMVK 16.
MÁY CẮT NGANG GỖ TỰ ĐỘNG – SMVK 16
Máy chuyên cưa loại bỏ các điểm khuyết tật trên phôi như mắt gỗ xấu, đoạn gỗ bị cong, vênh, gỗ nứt, mẻ…
– Đường cắt thẳng độ chính xác cao.
– Tốc độ cắt nhanh – 1 nhân công đứng máy.
– Dễ vận hành thao tác đơn giản tiết kiệm thời gian.
– Trang bị bộ giảm sốc chất lượng cao để làm giảm rung động đến mức thấp nhất.
giai đoạn 3: RONG CẠNH
Để đảm bảo chất lượng ván gỗ thanh ghép được thẳng – độ liên kết cao tuyệt đối bạn phải làm phẳng các cạnh gỗ bằng máy cưa ripaw lưỡi dưới.
MÁY CƯA RONG LƯỠI DƯỚI – SMVK 18I
– Động cơ cắt công suất cao cắt nhanh đường cắt láng mịn.
– Khả năng cắt được hầu hết các loại gỗ tự nhiên đã qua sấy.
– Độ dày làm việc tối đa 120 mm
– Phía trước máy trang bị hệ thống chống đánh trả phôi trên – dưới bảo vệ an toàn cho người vận hành
– Băng tải xích đôi bề mặt làm việc rộng đưa phôi ổn định trơn tru.
giai đoạn 4: Bào chuẩn
Sau khi hoàn thiện rong 2 cạnh bên, để phôi chuẩn và đồng đều hơn chúng ta sẽ chuyển sang công đoạn bào chuẩn 2 mặt trên dưới. Ở giai đoạn này chúng ta có thể sử dụng 02 máy bào cuốn hoặc 01 máy bào 2 mặt.
MÁY BÀO CUỐN SEMAC – SMBL 24H
Máy bào cuốn SMBL 24H đến từ thương hiệu SEMAC với kết cấu máy chắc chắn. Máy thực hiện chức năng bào láng 1 mặt sản phẩm.
– Bề rộng làm việc lớn nhất 610mm.
– Máy được thiết kế với kích thước máy nhỏ gọn. Vận hành đơn giản.
– Với kích thước máy nhỏ gọn nên máy phù hợp với những xưởng sản xuất vừa và nhỏ.
MÁY BÀO 2 MẶT TẢI NẶNG – SM 635ARD
Máy bào 2 mặt dao xoắn 6 tấc SEMAC được thiết kế bào cùng lúc 2 bề mặt nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong giai đoạn bào chuẩn.
– Tốc độ bào nhanh – bề mặt sau khi bào láng mịn.
– Trục dao xoắn với các miếng dao hợp kim nhỏ có 4 cạnh để có thể sử dụng xoay 4 cạnh khi các cạnh đã bị cùn, mòn…
– Rulô đè phôi lên và xuống liên tục khi đưa phôi, cân bằng lực đẩy mạnh mẽ.
giai đoạn 5: Ghép dọc
Sau khi các phôi gỗ đã hoàn thiện, chúng ta sẽ chuyển phôi qua công đoạn phay mộng finger và ghép dọc. Với công suất 1-3 mét khối 1 ngày, chúng ta sẽ trang bị 01 máy phay mộng finger kết hợp trục lăn keo và 01 máy ghép dọc finger tự động.
MÁY PHAY FINGER TÍCH HỢP LĂN KEO – SMFS 650IG
Máy phay mộng finger hay còn gọi là phay mộng ngón – mộng răng lược sẽ đánh finger 2 đầu của phôi.
– Máy phay finger tích hợp lăn keo SMFS 650IG chuyên đánh mộng finger, kết hợp lăn keo tiện lợi.
– Giúp tiết kiệm thời gian, nhân công và có thể bỏ qua được quá trình chuyển phôi khó khăn.
MÁY GHÉP DỌC FINGER TỰ ĐỘNG – SM FJ 4000I
Sau khi đã đánh mộng finger và bôi keo 2 đầu thì phôi sẽ đưa qua máy ghép dọc tự động để nối chặt các thanh lại với chiều dài từ 2-4 mét.
– Máy ghép SMFS 4000I hoạt động với lực ghép cực lớn, đảm bảo sản phẩm sau khi ghép thẳng, không công vênh,…
– Máy ghép nhanh chóng – giá thành tốt – tiết kiệm thời gian và nhân công làm việc …
Có nhiều bạn sẽ thắc mắc về cách ghép thanh gỗ thì đây sẽ là câu trả lời chính xác nhất. Để ghép thanh gỗ lại với nhau cần phải tạo mối nối và keo chuyên dùng ghép gỗ. Nếu là ghép finger thì dùng keo 1 thành phần thời gian chết keo nhanh, ghép có sử dụng sóng cao tần là loại keo khác.
giai đoạn 6: Bào chuẩn 4 mặt
Các thanh gỗ sau khi được ghép dọc, chúng ta sẽ bào chuẩn 4 mặt một lần nữa, để các thanh khi ghép thành tấm sẽ khít và đẹp hơn. Ở công đoạn này, chúng ta sẽ sử dụng 01 máy bào 4 mặt 4 trục dao.
MÁY BÀO 4 MẶT 4 TRỤC – SMVK B416
– Khung máy được thiết kế chắc chắn, hoạt động ổn định.
– Chiều rộng làm việc từ 25-160 mm.
– Hệ thống máy hút bụi công suất lớn.
– Thao tác sử dụng đơn giản, tiết kiệm thời gian vận hành.
– Tốc độ gia công cuốn phôi 40m/phút
giai đoạn 7: Ghép ngang thành ván tấm
Ở giai đoạn ghép thành tấm này Quốc Duy có 2 phương án và chúng tôi cũng sẽ đưa ra những ưu nhược điểm của từng phương án để cho bạn lựa chọn phương án phù hợp nhất.
So sánh năng suất của cảo ghép và ghép cao tần
Cảo ghép | Máy ghép ngang cao tần | |
Năng suất | – Thời gian chuẩn bị phôi 60s
– Thời gian ra phôi 60s – Thời gian ép tùy thuộc vào thời gian khô keo : 60 phút |
– Thời gian chuẩn bị phôi 30s
– Từ 3 – 5 phút / 1 lần ghép – Thời gian ra phôi 15s – Thời gian ép : 3-5 phút |
Thời gian có thể sử dụng ván | – 1 NGÀY | 60 PHÚT |
Tiện dụng | – Giá thành thấp– Sử dụng chủ yếu là bằng cơ | – Sản phẩm không bị công vinh
– Không mất nhiều nhân công – Không tạo tiếng ồn – an toàn cho người sử dụng – Thời gian chết keo cao– Ép được nhiều kích thước khác nhau. Tùy chỉnh kích thước ép theo nhu cầu của từng khách hàng |
MÁY GHÉP NGANG CẢO QUAY – SMMY 2500 20
– Chiều dài làm việc lớn nhất : 2500 mm– Chiều rộng làm việc lớn nhất : 1200 mm – Độ dày ghép tối đa : 100 mm – Số tay quay : 20 cái– Cần thời gian để keo có thể khô tự nhiên khá lâu.
MÁY GHÉP GỖ NGANG CAO TẦN – SM 84H35
Bộ phát cao tần công suất cao làm khô keo hoàn toàn từ bên trong,rút ngăn thời gian ghép. Phôi ghép xong bạn có thể sử dụng ngay không cần đợi khô keo.
giai đoạn 8: Cắt cạnh theo kích thước
Ván gỗ sau khi ghép xong bạn cần cắt lại 4 cạnh chuẩn theo kích thước mong muốn hoặc đơn đặt hàng. Ở công đoạn này chúng ta có tận dụng máy cưa bàn trượt 2 lưỡi hoặc phương án tối ưu hơn là máy cắt 4 biên gỗ tự động vừa giúp tiết kiệm nhân công và thời gian tối đa.
MÁY CƯA BÀN TRƯỢT HAI LƯỠI 3200MM – S 32
– Linh kiện chọn lựa từ nhà cung cấp chất lượng cao, linh kiện nhập khẩu hoàn toàn đảm bảo độ bền và ổn định cao.
– Trong thiết kế máy để đảm bảo bàn trượt được êm và nhẹ nhàng khi trượt thì quan trọng là ray trượt, ở máy cưa này ray trượt được thiết kế dạng hình trụ tròn nên quá trình đẩy bàn trượt sẽ được ổn định hơn.
– Mặt bàn trượt được thiết kế bằng hợp kim nhôm, khung máy bằng thép cao cấp.
MÁY CẮT 4 CẠNH BIÊN TỰ ĐỘNG – SM 6608D
– Máy được trang bị hệ thống laser để định vị khung cắt, kiểm soát sản phẩm, có thể định dạng theo kích thước yêu cầu khi sản phẩm nằm trong khung laser.
– Trong suốt quá trình hoạt động, tấm ván 1220 x 2440 mm và 915 x 1830 mm được đè chặt bằng tay kẹp phôi, giúp giảm lỗi trong quá trình gia công.
– Công nhân chỉ cần đặt phôi vào, máy sẽ tự động thực hiện cắt dọc, ngang, xếp ván đầu ra.
giai đoạn 9: Làm láng mặt
Ván ghép tấm sau khi ghép bằng cảo ghép hoặc máy ghép cao tần đều sẽ để lại 1 lớp keo trên bề mặt của ván. Để loại bỏ lớp keo này chúng ta sẽ làm láng bề mặt bằng máy chà nhám thùng.
Tuy nhiên, để hoàn thiện 2 mặt của tấm ván bạn phải chà trước 1 mặt sau đó lật ván lại chà tiếp cho mặt thứ 2. Hoặc chúng ta có thể sử dụng hệ thống máy chà nhám trên dưới SM 7000RPTU sẽ chà cùng lúc 2 bề mặt của ván.
MÁY CHÀ NHÁM THÙNG 1M3 – SM 1300RP
– Được thiết kế với khung máy vững chắc, hoạt động ổn định, đảm bảo độ ồn ở mức thấp nhất.
– Chiều rộng làm việc tối đa của máy là 1300mm.
– Máy trang bị màn hình điều khiển cảm ứng giúp kiểm soát tốt thông số máy trong quá trình chà nhám.
– Đặc biệt: Máy được trang bị thiết bị chống đánh trả phôi, an toàn cho người sử dụng.
– Bao gồm: 1 trục chà nhám đường kính lớn và 1 trục chà nhám chì, mang lại hiệu quả chà láng mịn cao.
HỆ THỐNG CHÀ NHÁM TRÊN DƯỚI SM 700RPTU
– Làm bề mặt gỗ nhẵn mịn, đều và làm tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt gỗ đẹp và chất lượng. Máy có thể thay thế nhiều công đoạn và nhân công giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhân công đáng kể.
– Hệ thống chà nhám thùng 2 mặt trên dưới 700mm với sự kết hợp máy chà nhám mặt trên và máy chà nhám mặt dưới, cùng với hệ thống băng tải đưa phôi.
– Với sự kết hợp giữa 2 dòng máy giúp cho quá trình gia công sản phẩm nhanh hơn, rút ngắn thời gian lên phôi xuống phôi và nhân công.
THÀNH PHẨM
Trên đây, là quy trình sản xuất ván ghép thanh công suất 1-3 mét khối ngày mà Quốc Duy chia sẻ để Quý Doanh nghiệp có thể tham khảo.
Các bạn có thể tham khảo thêm các chuyền sản xuất ván ghép thanh công suất lớn hơn ở các bài viết bên dưới.
ứng dụng của ván gỗ ghép thanh
Ván gỗ ghép thanh có ứng dụng rất rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất hiện nay. Dùng để sản xuất: bàn ghế ăn, tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo, bàn trà, sàn nhà, bàn ghế cafe, cách ngăn, vách trang trí …
Mọi thắc mắc về các dây chuyền sản xuất ghép thanh hoặc các dòng máy móc chế biến gỗ các bạn có thể liên hệ ngay với Quốc Duy. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ – tư vấn nhiệt tình – tận tâm nhất.
Hotline: 0903 600 113
Email: info@quocduy.com.vn
Website: www.quocduy.com – www.quocduy.com.vn – www.semac.com.vn