Các loại ván gỗ công nghiệp và ưu điểm từng loại

Ván gỗ công nghiệp là gì ?

Ván gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel  là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Cấu tạo các loại ván gỗ công nghiệp

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường được cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản, đó là:cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt

cau tao cac loai van go cong nghiep quoc duy

1.Ván dăm hay ván okal ( PB PARTICLE BOARD – OKAL)

Là gỗ nhân tạo được sản xuất  từ nguyên liệu gỗ tự nhiên rừng trồng như : bạch đàn, keo, cao su,….Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao.

Ưu điểm của ván dăm

  • Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá cao.
  • Ván dăm có khả năng bám vít tốt.
  • Bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate lên trên.

2.Ván MFC – ván dăm phủ melamine (Melamine Faced Chipboard)

Đây là dạng ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Lớp bề mặt này có màu sắc và hoạt tiết phong phú.

Ván gỗ công nghiệp MFC thường được chia thành 2 loại chính: có khả năng chống ẩm và không chống ẩm. Gỗ công nghiệp MFC chống ẩm cao và thường có lõi dăm và có màu xanh nhạt còn loại không chống ẩm thì có màu nâu.

Ưu điểm ván công nghiệp MFC

  • Gỗ MFC có hơn 130 màu sắc phong phú, bao gồm cả hoa văn vân gỗ, màu giả đá, màu đơn sắc… phù hợp với hầu hết các không gian kiến trúc hiện đại, như nội thất dân dụng, giường, tủ, bếp,… mang phong cách trẻ trung, sang trọng được đa số người dùng ưa chuộng.
  • Bề mặt bền (chống trầy, chống cháy)
  • Màu đảm bảo đồng nhất thời gian thi công nhanh thích hợp cho các dự án gấp (không phải sơn phủ hoàn thiện

3.Ván gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)

Nguyên liệu chính để làm nên ván MDF là mảnh vụn gỗ, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ được nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau. Bên cạnh đó các nhà sản xuất cũng thường sơn thêm vân gỗ hoặc phủ Veneer, phủ Laminate để tăng tính thẩm mỹ.

Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm.

Ván chống ẩm: Lõi ván được phân biệt bởi màu xanh, phù hợp với nơi có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm

Ưu điểm ván công nghiệp MDF

  • Bảng màu phong phú và hiện đại
  • Độ bám sơn tốt, có thể sơn nhiều màu làm tăng tính thẩm mỹ
  • Bề mặt phẳng, nhẵn có thể sơn hoặc ép Melamine, Laminate
  • Cách âm, cách nhiệt tốt
van go cong nghiep mdf

Cách nhận biết và phân biệt MFC và MDF

phan biet van cong nghiep mfc va mdf
VÁN MFC

Gỗ ván dăm MFC cấu tạo từ ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine. Cốt ván dăm được làm từ dăm gỗ kết dính với nhau bởi keo và một số chất làm cứng nên cốt ván trông thô ráp. Độ dày thường là 18mm và 25mm.

VÁN MDF

Gỗ MDF là ván sợi mật độ trung bình. Cốt ván được làm từ sợi gỗ/bột gỗ nên trông phần lõi ở mặt cắt rất mịn. Cạnh ván thường mịn hơn so với ván dăm nên khi cắt không bị mẻ cạnh

4.Ván gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)

Ván gỗ HDF là gỗ sợi mật độ cao được cấu tạo từ 80 – 85% là gỗ tự nhiên còn lại là chất tạo độ cứng và chất kết dính gỗ. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt mịn, nhẵn.

Quy trình sản xuất ván gỗ HDF

Gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Sau đó bột gỗ được kết hợp với chất kết dính và chất tạo độ cứng ,chống mối mọt và được ép dưới áp suất cao.

Ưu điểm ván gỗ HDF

  • Khả năng chống trầy xước,chống ẩm tốt khắc phục được nhược điểm của gỗ tự nhiên
  • Bề mặt nhẵn bóng, thuận tiện cho việc ép các bề mặt trang trí như veneer, acrylic, melamine, laminate,…
  • Khả năng chống ẩm tốt. Do tỷ trọng của ván HDF cao hơn so với ván MDF nên chống chịu nước hiệu quả, giảm thiểu khả năng ngấm nước gây biến dạng tấm ván.

5.Ván ép công nghiệp polywood

Ván ép plywood ( ván ép, ván dán) được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ lạng mỏng khoảng 1mm sắp xếp ép lại với nhau dưới áp suất lớn kết hợp với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.

Nguyên liệu để sản xuất ván dán thường là các loại gỗ như thông, bạch dương, trám, keo, bạch đàn,…

Ưu điểm ván dán

  • Do cách sắp xếp các lớp gỗ đan xen nhau nên ván dán rất cứng và có độ bền cơ lý rất cao.
  • So với ván MDF, ván dán ít bị ảnh hưởng bởi nước hơn và tấm ván không dễ bị phồng khi ngâm nước như ván MDF.
  • Ván dán có khả năng bám vít và bám dính vô cùng tốt.
  • Ván chịu ẩm khá tốt trong môi trường thoáng khí.
van ep cong gnhiep polywood

6.Ván gỗ nhựa WPB

Vật liệu chính là nhựa PVC dùng trực tiếp hoặc phủ bề mặt bằng Acrylic, Laminate, tấm PVC. Chịu nước tuyệt đối, bền, đẹp, nhẹ, chậm cháy.

Ứng dụng : Trang trí nội thất ngoại thất, các vị trí đòi hỏi chịu nước cao : Tủ bếp, tủ vách vệ sinh, cửa chống nước, cánh Acrylic cắt dán không đường line.

van go nhua wpb quoc duy

Top 4 loại bề mặt phủ cốt gỗ công nghiệp

  1. Bề mặt Melamine
  2. Bề mặt laminate
  3. Bề mặt phủ veneer
  4. Bề mặt phủ Acrylic
top 4 be mat phu van cong nghiep

Kích thước ván công nghiệp

Loại vánChiều dàiChiều rộngĐộ dày
Ván Dăm2000, 2400, 2440(mm)1220, 1830(mm)9, 12, 17, 18, 25(mm)
Ván MDF2400, 2440 (mm)1220, 1830(mm)3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm)
Ván HDF2400 (mm)2000 (mm)Từ 6 – 24 (mm)

Một số lưu ý khi lựa chọn các loại ván công nghiệp

Tất cả các loại ván ép được sản xuất với nhiều kích thước về độ dày, chiều dài x chiều rộng. Để lựa chọn kích thước ván ép phù hợp, bạn hãy chú ý những điều sau đây:

Với mỗi kích thước, độ dày ván thì tỷ trọng ván sẽ khác nhau. Tỷ trọng ván cũng là một yếu tố quyết định tới chất lượng của ván ép.

Cần xem xét tới độ dày ván nếu sử dụng ván để sản xuất các đồ nội thất như kệ tv, kệ sách, tủ,….vì khả năng chịu lực của ván ép ở mức tương đối.

Lựa chọn loại ván phù hợp cho từng không gian kiến trúc cần thi công.

Đối với môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, bạn có thể sử dụng các loại ván chống ẩm để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Làm đồ nội thất như bàn, tủ, giường… thường sử dụng ván dăm hoặc ván MDF, tùy thuộc vào kết cấu và đặc tính sử dụng.

Máy móc gia công nội thất từ ván gỗ công nghiệp

1.Máy cắt ván công nghiệp

Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất mà lựa chọn dòng máy cắt ván thích hợp. Hiện nay có 3 dòng máy chính chuyên dụng trong giai đoạn xẻ ván công nghiệp, mỗi dòng máy có ưu điểm công năng và năng suất khác nhau.

Phân loại các dòng máy cắt ván gỗ công nghiệp

Máy cắt bàn trượt 2 lưỡi

Đây là dòng máy cắt ván trang bị 2 lưỡi cưa gồm 1 lưỡi chính và 1 lưỡi mồi, 2 lưỡi cưa được bố trí quay ngược chiều nhau giúp cho đường cắt được mịn không bị bể cạnh.Đồng thời lưỡi cưa có thể nghiêng từ 0 – 45 độ dễ dàng cắt cạnh vát nghiêng tạo điểm thu hút cho sản phẩm

Nguyên lý hoạt động máy bàn trượt 2 lưỡi

Lưỡi cưa lắp cố định nâng hạ bằng điện hoặc tay quay, mặt bàn di chuyển linh hoạt người vận hành cần canh kích thuớc cần cắt bằng thuớc cử trên máy, sau đó đẩy bàn tới để cắt ván.

các dòng máy cắt ván gỗ công nghiệp | Quốc Duy
Máy cnc cắt ván công nghiệp

Máy cưa panel saw và máy phay cnc router là 2 dòng cnc xẻ ván năng suất cao phù hợp cho chuyền sản xuất quy mô lớn. Mỗi dòng máy sở hữu riêng cho mình tính năng nổi bật riêng.

Máy cưa panel saw : Rất phù hợp cho chuyền sản xuất cabinet hàng loạt, trang bị giữ phôi ổn định lưỡi cưa đường kính lớn có thể cắt cùng lúc 3 4 tấm tùy thuộc vào độ dày ván. Năng suất cực cao.

Máy cnc phay ván công nghiệp : Thực hiện cắt ván theo từng kích thước khác nhau, phay biên dạng xẻ rãnh, khoan lỗ dọc, phay bản lề.

2.Dán nẹp viền cạnh gỗ công nghiệp

Dán cạnh gỗ bạn có thể gia công thủ công hoặc dùng đến máy móc, tuy nhiên bạn nên sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng để đạt chất lượng cao, sản phẩm đều đẹp, năng suất gấp 10 lần so với phương pháp dán cạnh bằng tay.

3.Máy khoan tạo liên kết

Tư vấn mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp

Với kinh nghiệm thực hiện qua các dự án lớn nhỏ trong và ngoài nước chúng tôi hiểu rõ được quy trình, những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất mang lại hiêu quả cao nhất.

Liên hệ ngay với Quốc Duy để được hỗ trợ nhanh nhất

Email : info@quocduy.com.vn

Hotline : 0903 600 113

Website : quocduy.com.vn  –  quocduy.com  – semac.com.vn

{“@context”: “https://schema.org”,”@type”: “FAQPage”,”mainEntity”: [{“@type”: “Question”,”name”: “Các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến”,”acceptedAnswer”: {“@type”: “Answer”,”text”: “Gỗ ván dămGỗ MDF (Medium Density Fiberboar)Gỗ HDF (High Density Fiberboard)Gỗ dán (Plywood)Gỗ nhựa”}},{“@type”: “Question”,”name”: “Top 5 loại bề mặt phủ cốt gỗ công nghiệp”,”acceptedAnswer”: {“@type”: “Answer”,”text”: “Bề mặt MelamineBề mặt laminateBề mặt phủ veneerBề mặt phủ AcrylicPhủ sơn”}},{“@type”: “Question”,”name”: “Máy móc gia công nội thất từ ván gỗ công nghiệp”,”acceptedAnswer”: {“@type”: “Answer”,”text”: “Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất mà lựa chọn dòng máy cắt ván thích hợp. Hiện nay có 3 dòng chuyên gia công : máy cưa bàn trượt, máy dán cạnh, máy khoan liên kết”}}]}