Robot sơn là gì? Lợi ích của công nghệ robot phun sơn mang lại? Có nên ứng dụng công nghệ sơn robot cho ngành chế biến gỗ Việt Nam không?Công đoạn sơn được xem là một trong những công đoạn rất quan trọng vì sản phẩm có thu hút người tiêu dùng hay không phụ thuộc phần lớn ở công đoạn này, thêm vào đó việc nhân công phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường sơn , lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người lao động.Do vậy, các nhà phát triển công nghệ trong ngành gỗ đã cho ra đời các robot sơn và hệ thống sơn tự động nhằm khắc phục vấn đề trên. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ đó liệu có mang lại hiệu quả như mong muốn, hay sẽ phát sinh những vấn đề khác ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau .
Ứng dụng robot sơn trong ngành chế biến gỗ
Như mọi người đã biết, công đoạn sơn lót hay sơn phủ bề mặt trong thiết kế nội thất đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm mà còn giúp che đi một số lỗi của sản phẩm, đồng thời còn giúp bảo vệ sản phẩm khỏi mối mọt và các tác nhân từ môi trường bên ngoài.Tại công đoạn này đòi hỏi công nhân sơn (hay thợ sơn) phải có kiến thức chuyên ngành về gỗ sâu, cũng như tay nghề sơn cao mới có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra của cả một dây chuyền. Chính vì sự phụ thuộc vào yếu tố nhân công, mà các nhà sản xuất đã phát triển các công nghệ cánh táy robot sơn mới nhằm thay thế cho công nhân.Ngoài ra, robot phun sơn còn có thể ứng dụng trong một số ngành sản xuất ô tô, nhựa, thép…
>>>>XEM NGAY: Công nghệ CNC là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng
Ưu - nhược điểm robot sơn
Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm mà robot sơn tự động có thể mang lại cho người dùng :
Ưu điểm của robot phun sơn:
1.Tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất
- Như mọi người cũng biết chi phí chi trả cho nhân công (hay thợ sơn ) khá cao so với các vị trí khác . Hiệu suất làm việc phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề cũng như sức khỏe của nhân công.
- Với hệ thống sơn hay robot sơn , mọi thứ đều được vận hành hoàn toàn tự động và chỉ chịu sự giám sát từ 1 – 2 nhân công cho toàn dây chuyền . Việc này giúp giảm thiểu tối đa nhân công và thời gian làm việc trong công đoạn sơn này.
2. Đảm bảo an toàn sức khỏe
- Việc tiếp xúc trực tiếp mùi sơn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của công nhân, nếu phải tiếp xúc thời gian lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến khứu giác và thị giác của công nhân. Do vậy việc các hệ thống sơn tự động này ra đời nhằm giúp hạn chế các vấn đề trên nhưng vẫn đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
3. Tối ưu hiệu suất
- Vì không phải phụ thuộc quá nhiều vào nhân công , nên các hệ thống hay robot sơn tự động có thể sản xuất hàng loạt mà không bị gián đoạn. Việc này rất phù hợp cho các xưởng sản xuất hàng loạt hoặc có các đơn hàng lớn với số lượng nhiều.
4. Hiện đại hóa sản xuất
- Nội thất dành cho các chung cư đang ngày một phát triển mạnh . Do đó việc hiện đại hóa quy trình sản xuất không chỉ giúp các nhà sản xuất có thể tiết kiệm mà còn mang đến những lợi nhuận khổng lồ từ các đơn hàng nội thất với số lượng cực lớn.
Mặc dù các công nghệ trên mang đến những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng mang đến cũng vô cùng khó khăn.
Nhược điểm của sơn robot:
1. Hao tổn lưu lượng sơn
- Theo thống kê của nhà cung cấp thì lưu lượng sơn thất thoát khi áp dụng công nghệ sơn tự động có thể lên đến 30% so với sơn thủ công. Với tình hình vật giá leo thang thì chi phí nguyên vật liệu cũng là cả một vấn đề đối với các nhà sản xuất.
2. Không thể kiểm soát và tự xử lý
- Việc lưu lượng sơn đầu ra không đủ , hay đầu phun của súng sơn bị nghẹt trong quá trình làm việc là không thể tránh khỏi , những lúc như thế các hệ thống trên không thể tự khắc phục mà cần đền người giám sát vào cuộc. Các lỗi này nếu không được khắc phục ngay sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống
3. Yêu cầu về chất lượng bề mặt của sản phẩm
- Như mọi người cũng biết gỗ là một trong những vật liệu có độ tương thích bề mặt không đồng nhất, nếu áp dụng công nghệ sơn tự động thì hệ thống trên sẽ không thể phân biệt được vị trí nào cần phân bổ lưu lượng sơn phù hợp, việc này chỉ có thể thực hiện bởi con người. Đây được xem là một trong những nhược điểm lớn nhất của việc áp dụng công nghệ này
4. Khó vận hành – bảo trì
- Mặc dù hệ thống giúp hạn chế số lượng thợ sơn, tuy nhiên hệ thống trên lại đòi hỏi nhân viên giám sát hệ thống phải có kinh nghiệm chuyên sâu trong việc thẩm định chất lượng sản phẩm, ngoài ra họ còn phải kiêm thêm việc kiểm tra phát hiện lỗi và khắc phục ngay lập tức cho hệ thống để tránh tình trạng sai nguyên cả một lô hàng.
Có nên ứng dụng công nghệ sơn robot cho ngành chế biến gỗ Việt Nam?
Có thể thấy những bất cập trên chính là những vấn đề mà các nhà phát triển cần quan tâm nếu muốn các xưởng sản xuất nội thất đầu tư vào công nghệ này . Không thể phủ nhận những lợi ích mà hệ thống mang lại, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ sơn tự động trong giai đoạn này liệu có thật sự hiệu quả.Và một điểm khó khăn mà các doanh nghiệp chế biến gỗ cũng đang đau đầu là vấn đề về chất lượng gỗ của chúng ta không đồng đều, dẫn đến việc ứng dụng sơn trong thời điểm hiện tại là đều bất khả thi. Vì doanh nghiệp vừa tốn chi phí đầu tư ban đầu – nhưng sản phẩm thì không đạt chất lượng.Tuy nhiên, Quốc Duy với kinh nghiệm hơn 20 năm đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp không những trong và ngoài nước. Chúng tôi tự tin đưa ra những giải pháp sơn phù hợp với tình hình thực tế của ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Đơn vị cung cấp giải pháp – hệ thống sơn tự động hàng đầu tại Việt Nam.
Quốc Duy với 20 năm kinh nghiệm trong ngành cung cấp máy chế biến gỗ, tư vấn – thiết kế – thi công dây chuyền sản xuất, dây chuyền sơn.
Để được hỗ trợ tư vấn – giải pháp – thiết kế tối ưu chi phí, năng suất tối đa hãy liên hệ với số hotline 0903 600 113. Hoặc tham khảo thêm nhiều dây chuyền sản xuất khác tại www.quocduy.com – www.semac.com.vn.
Đây là những quan điểm mà chúng tôi nhận thấy khi đi thực tế tại xưởng khách hàng chứ không hề mục đích hạ bệ một công nghệ hay một đơn vị nào khác. Hãy để lại bình luận dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận vấn đề này !